Lập trình Android cơ bản

Lập trình Android cơ bản

Lập trình Android cơ bản
Đăng bỏi: Admin
Số bài học: 34
Chuyên mục:
Lượt xem: 22995

1.  Lập trình android là gì?

Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player, TV) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux. Lập trình android là một lập trình ứng dụng di động phổ biến. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005).

Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai.

2. Kiến trúc cơ bản của hệ điều hành Android

Android gồm 5 phần chính sau được chứa trong 4 lớp:

Nhân Linux

Đây là nhân nền tảng mà hệ điều hành Android dựa vào nó để phát triển. Đâu là lớp chứa tất cả các thiết bị giao tiếp ở mức thấp dùng để điều khiển các phần cứng khác trên thiết bị Android.

Thư viện

Chứa tất cả các mã cái mà cung cấp cấp những tính năng chính của hệ điều hành Android, đôi với ví dụ này thì SQLite là thư viện cung cấp việc hộ trợ làm việc với database dùng để chứa dữ liệu. Hoặc Webkit là thư viện cung cấp những tính năng cho trình duyệt Web.

Android runtime

Là tầng cùng với lớp thư viện Android runtime cung cấp một tập các thư viện cốt lỗi để cho phép các lập trình viên phát triển viết ứng dụng bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Android Runtime bao gốm máy ảo Dalvik(ở các version < 4.4, hiện tài là phiên bản máy ảo ART được cho là mạnh mẽ hơn trong việc xử lý biên dịch). Là cái để điều khiển mọi hoạt động của ứng dụng Android chạy trên nó(máy ảo Dalvik sẽ biên dịch ứng dụng để nó có thể chạy(thực thi) được , tương tự như các ứng dụng được biên dịch trên máy ảo Java vậy). Ngoài ra máy ảo còn giúp tối ưu năng lượng pin cũng như CPU của thiết bị Android

Android framework

Là phần thể hiện các khả năng khác nhau của Android(kết nối, thông báo, truy xuất dữ liệu) cho nhà phát triển ứng dụng, chúng có thể được tạo ra để sử dụng trong các ứng dụng của họ.

Application

Tầng ứng dụng là tầng bạn có thể tìm thấy chuyển các thiết bị Android như Contact, trình duyệt…Và mọi ứng dụng bạn viết đều nằm trên tầng này.

3. Tại sao bạn nên chọn học lập trình android?

Android là hệ điều hành dẫn đầu không thể tranh cãi của thị phần smartphone toàn cầu. Nhờ sự tăng trưởng tại các thị trường mới nổi như Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, sự thống trị này sẽ không suy giảm trong thời gian tới.

Việc dẫn đầu thị trường giúp đảm bảo số lượng công việc rất dồi dào cho các nhà phát triển ứng dụng Android. Hơn nữa, nền tảng Android là mã nguồn mở (toàn bộ mã nguồn Android có thể xem tại đây, mặc dù có một số phần mềm độc quyền như Google Play), tạo ra một hệ sinh thái các nhà phát triển năng động.

Các nhà phát triển Android chia sẻ lời khuyên, thủ thuật và hướng dẫn trên cộng đồng Android, và kể từ khi Google giúp các nhà phát triển bằng cách xây dựng các công cụ như Google Play Services cho những tác vụ ứng dụng phổ biến như đăng nhập, xác thực, vị trí (location) và lưu trữ, các nhà phát triển Android có thể tập trung vào việc xây dựng các chức năng cốt lõi cho ứng dụng của họ.

Về cơ bản, đây là một thời điểm đặc biệt thú vị để bắt đầu một sự nghiệp trong phát triển ứng dụng Android. Có một nguồn cung công việc rất dồi dào, nhu cầu đối với các ứng dụng Android hứa hẹn sẽ tăng cao trong tương lai, và công nghệ - bao gồm cả các ứng dụng wearable và ứng dụng cho TV - là rất hấp dẫn.

Các khoá học khác

Số bài học: 13
Lượt xem: 20919
Số bài học: 40
Lượt xem: 62829
Số bài học: 21
Lượt xem: 37351
Số bài học: 14
Lượt xem: 27573
Số bài học: 28
Lượt xem: 14192
Số bài học: 14
Lượt xem: 29904
Số bài học: 23
Lượt xem: 42534
Số bài học: 20
Lượt xem: 42693
Số bài học: 12
Lượt xem: 24620
Số bài học: 43
Lượt xem: 30802
Số bài học: 2
Lượt xem: 4587
Số bài học: 19
Lượt xem: 9696
Số bài học: 12
Lượt xem: 13231
Số bài học: 13
Lượt xem: 19961
Số bài học: 17
Lượt xem: 8756
Số bài học: 20
Lượt xem: 11181
Số bài học: 28
Lượt xem: 48672
Số bài học: 9
Lượt xem: 17827
Số bài học: 20
Lượt xem: 31886