Khoá học lập trình Laravel căn bản

Khoá học lập trình Laravel căn bản

Khoá học lập trình Laravel căn bản
Đăng bỏi: Admin
Số bài học: 13
Chuyên mục:
Lượt xem: 20919

Đối với mỗi developer, đặc biệt là các PHP developer chắc hẳn ai cũng biết đến Laravel một open source framework đứng đầu về số lượt download trên Packagist cũng như số lượng sao đạt được trên Github. Laravel được tạo ra bởi Taylor Otwell với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 6 năm 2011. Từ đó cho đến này, Laravel đã phát triển một cách mạnh mẽ, vượt qua những framework khác và vươn lên trở thành framework PHP có thể nói được ưa chuộc và được cộng đồng sử dụng nhiều nhất khi phát triển web với PHP. 

Mặc dù ra đời muộn hơn so với CakePHP và CodeIgniter nhưng Laravel đã nhanh chóng được công nhận đón nhận và sử dụng nên chỉ đến khoảng giữa năm 2013 nó đã đứng đầu trong bảng xếp hạng đánh giá sao trên Github. Sở dĩ, Laravel phát triển nhanh và mạnh được đến như ngày này là nhờ vào các đặc điểm mà nó cung cấp có thể kể đến như sau:

1. Dễ dàng sử dụng

  • Lý do đầu tiên khiến Laravel nhanh chóng được cộng đồng đón nhận và sử dụng nhiều là do nó rất dễ để có thể sử dụng. Ngay cả khi bạn chỉ mới chỉ có những kiến thức cơ bản nhất về lập trình web với PHP thì việc bắt đầu sử dụng Laravel cũng chỉ mất vài giờ là bạn có thể bắt tay vào việc làm một project nhỏ.
  • Document mà Laravel cung cấp trên trang chủ được viết rất rõ ràng và dể hiểu giúp cho bạn nhanh chóng có thể tìm được những gì mình muốn.

2. Xây dựng theo mô hình MVC

  • Laravel được xây dựng và phát triển theo mô hình MVC (Model-View-Controller) nhờ đó mà cấu trúc và cách tổ chức code trong project được sắp xếp một cách hợp lý dễ dàng cho việc maintain cũng như phát triển về lâu dài.

3. Các tính năng dựng sẵn

  • Bản thân Laravel đã cung cấp cho người dùng rất nhiều các nhóm tính năng giúp quá trình phát triển trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều lần.
  • Chỉ với một câu lệnh đơn giản: $ php artisan make:auth là bạn đã dựng được cho mình toàn bộ các tính năng như đăng nhập, đăng xuất, đăng kí, quên mật khẩu mà không tốn công code một dòng nào cả. Tất nhiên bạn cũng có thể tự mình chỉnh sửa lại logic sao cho hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân

4. Các tính năng bảo mật

Để giúp lập trình viên có thể tối đa thời gian tập chung vào việc phát triển các tính năng, Laravel đã cung cấp sẵn cho người dùng các tính năng bảo mật cơ bản như:

  • ORM của Laravel sử dụng PDO thay vì mysqli để chống lại tấn công SQL Injection.
  • Laravel sử dụng một field token ẩn để chống lại tấn công kiểu CSRF.
  • Các biến được đưa ra view mặc định đều được Laravel escape để tránh tấn công XSS

5. Cộng đồng mạnh mẽ

  • Chắc hẳn trong quá trình làm việc, bạn có thể sẽ gặp rất nhiều những vấn đề, nhưng bug phát sinh nhưng chưa tìm được câu trả lời. Nhưng may thay nếu bản sử dụng Laravel vướng mắc của bạn có thể đã được người khác giải quyết và bạn có thể lập tức sử dụng đáp án đó hoặc nếu không khi bạn đặt câu hỏi trên các diễn đàn thì cộng đồng đông đảo người sử dụng Laravel sẽ hỗ trợ bản giải quyết vấn đề đó.

Bài viết này nhằm giới thiệu cho bạn những lý do cở bản tại sao chúng ta nên sử dụng Laravel nếu như bạn là một lập trình viên PHP. Trong những bài viết sau mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn về tính năng và cách sử dụng các tính năng đó trong Laravel.

Các khoá học khác

Số bài học: 34
Lượt xem: 22994
Số bài học: 28
Lượt xem: 48672
Số bài học: 21
Lượt xem: 37351
Số bài học: 12
Lượt xem: 13231
Số bài học: 20
Lượt xem: 42693
Số bài học: 28
Lượt xem: 14192
Số bài học: 43
Lượt xem: 30802
Số bài học: 19
Lượt xem: 9696
Số bài học: 14
Lượt xem: 27572
Số bài học: 12
Lượt xem: 24620
Số bài học: 20
Lượt xem: 11181
Số bài học: 2
Lượt xem: 4587
Số bài học: 40
Lượt xem: 62829
Số bài học: 17
Lượt xem: 8756
Số bài học: 20
Lượt xem: 31886
Số bài học: 14
Lượt xem: 29904
Số bài học: 9
Lượt xem: 17827
Số bài học: 13
Lượt xem: 19961
Số bài học: 23
Lượt xem: 42534