1. Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (logo). Thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp đồng bộ và nhất quán của nhiều yếu tố, từ điều cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp, sự đồng bộ màu sắc và hình ảnh, cho đến một website hay là cả một chiến lược quảng cáo rầm rộ. 

Nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: 

  • Bộ nhận diện cốt lõi (tên, slogan, logo), 
  • Nhận diện thương hiệu doanh nghiệp (danh thiếp, hồ sơ năng lực, brochure, catalogue, phong bì thư…)
  • Nhận diện thương hiệu sản phẩm (bao bì, nhãn mác, tem,…)
  • Nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh (biển bảng, showroom, quầy kệ, poster,…) 
  • Nhận diện thương hiệu điện tử (Website, page, blog…).

Nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải được đảm bảo tính thống nhất dựa trên một ý tưởng, mindset được sử dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động. 

===>> Xem thêm Tại sao bạn cần phải thiết kế website dành riêng cho doanh nghiệp?

2. Tại sao cần phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?

Cốt lõi của nhận diện thương hiệu là sự đồng bộ, xuyên suốt và khác biệt. Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với đối thủ. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu. 

Tăng khả năng cạnh tranh

Thông thường, hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng những cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,…) và cảm tính (sự chuyên nghiệp, đẳng cấp…), tạo cho khách hàng một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

Nhận diện thương hiệu sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp dễ nhận biết và nhắc nhớ trong tâm trí của khách hàng. Trước một gian hàng với hàng trăm mặt hàng, đa dạng về chủng loại, màu sắc; sản phẩm nào khiến khách hàng ấn tượng hơn sẽ được chọn.

Định hình tên tuổi trong tâm trí khách hàng

Nhận diện thương hiệu tạo một hình ảnh rõ ràng, chính xác trong tâm trí người tiêu dùng. Nói một cách khác, khi nhắc đến một màu sắc hay một đặc trưng nào đấy, khách hàng sẽ nhớ tới doanh nghiệp của bạn đầu tiên mà không phải là ai khác, dễ gọi tên khi nhớ đến, dễ liên tưởng khi muốn diễn tả, ai ai cũng biết tới. Chính vì sự đặc trưng đó mà khách hàng sẽ “nhìn thấy” bạn đầu tiên trong hằng hà vô số những sản phẩm tương tự.

Nhận diện thương hiệu giúp cả một tổ chức đồ sộ thu gọn lại chỉ bằng một thứ gọi là “thương hiệu”. Tỷ dụ như khi bạn nhắc đến “màu xanh lá”, nếu nhắc đến mảng Tài chính - Ngân hàng, bạn sẽ nghĩ ngay tới ngân hàng Vietcombank, hay nhắc đến dịch vụ taxi, ngày xưa Mai Linh đã làm rất tốt khi “phủ xanh” thương hiệu của mình.

=>>> Xem thêm  Nhận diện thương hiệu là gì? 7 bước xây dựng nhận diện thương hiệu.

Marketing, tiếp thị dễ dàng hơn

Các hoạt động, chiến dịch marketing đều vận hành chặt chẽ cùng thương hiệu. Marketing sử dụng nền tảng là bộ nhận diện thương hiệu để khiến chúng trở nên viral và trending. Cuối cùng, mục tiêu của một chiến dịch Marketing nên là một điều gì đấy khiến khách hàng liên tưởng tới thương hiệu: Tên, logo, slogan,…

Một chiến dịch quảng cáo cực kì thành công, đó là những MV âm nhạc Tết của Mirinda. Ban đầu, với tần suất xuất hiện dày đặc, quảng cáo gây nên những khó chịu cho khách hàng. Nhưng sau khi vô tình nghe được, khách hàng đã dần thích thú hơn với quảng cáo này. Mirinda đã làm cho khách hàng của mình nhớ tới khi đến các cửa hàng, siêu thị và khi thấy những sản phẩm trên quầy, tiếng nhạc (rất hay) trong quảng cáo lại văng vẳng trong đầu khách hàng.

Giảm chi phí

Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ đưa ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu của bạn. Khi đó, các chi phí để chạy quảng cáo của bạn cũng sẽ dần được giảm bớt, bạn không cần phải chạy quá nhiều quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn. Thậm chí, khi bạn ra sản phẩm mới cũng sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Tăng lợi nhuận - Giảm chi phí

Ngoài ra, khi đã có một thương hiệu vững mạnh, nhân viên bán hàng cũng sẽ dễ dàng để giới thiệu về các sản phẩm của công ty. Các chương trình khuyến mãi hay tiếp thị cũng sẽ thành công hơn.

Tăng doanh thu, lợi nhuận

Khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm của thương hiệu uy tín và nổi tiếng trên thị trường. Sử dụng những sản phẩm nổi tiếng không chỉ giúp giải quyết vấn đề của khách hàng mà còn làm gia tăng giá trị của cá nhân. Khi một người có thể khẳng định đẳng cấp của mình, họ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm.

Nhận diện thương hiệu lúc này không chỉ là một lớp ngoài bóng bẩy cho một sản phẩm mà đã trở thành một công cụ để gia tăng giá trị cho cả sản phẩm lẫn doanh nghiệp.

=>>> Xem thêm  Nguyên nhân khiến website của bạn không đạt được top trên kết quả tìm kiếm

Gia tăng giá trị cho thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ làm cho danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó làm cho giá trị thương hiệu phát triển một cách bền vững.

Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức và danh tiếng của thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Tài sản thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng giờ ngay cả khi ta đang ngủ.

Không một thương mạnh nào không hình thành từ bộ nhận diện thương hiệu. Những thương hiệu lớn trên thế giới có giá trị thương hiệu được định giá lên đến hàng trăm tỷ đô la như Apple (180 tỷ USD), Google (140 tỷ USD), Toyota (55 tỷ USD),… Giá trị khổng lồ đó không phải là kết quả ngày một ngày hai mà là thành quả của cả một quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Trở thành niềm tự hào cho nhân viên

Doanh nghiệp sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn hẳn nếu sở hữu cho riêng mình hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất. Điều này tác động rất lớn đến niềm tin của nhân viên về một công ty có quy mô, có đẳng cấp. Cũng khiến các ứng viên mới muốn được gia nhập vào doanh nghiệp vì họ tin tưởng nơi đây là một môi trường chuyên nghiệp, giúp họ thăng tiến.

Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có danh tiếng luôn là niềm tự hào của nhân viên công ty. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm cả bộ nhận diện văn phòng (đồng phục, tài liệu, thiết bị văn phòng…) giúp nhân viên yêu mến công ty hơn, chăm chỉ làm việc hơn và luôn gắn bó với công ty. Một khi nhân viên đã có niềm tin lớn thì sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm khơi gợi được sự tin tưởng của khách hàng.

3. Thiết kế website: phần không thể thiếu trong nhận diện thương hiệu.

Website là bộ mặt của doanh nghiệp trên nền tảng online, bên cạnh văn phòng - bộ mặt của doanh nghiệp ở offline. Không có một doanh nghiệp chuyên nghiệp nào lại không có 1 website chuyên nghiệp, cập nhật liên tục những sản phẩm, thông tin của mình. Website cần được thống nhất với các thành phần khác của bộ nhận diện thương hiệu để hình thành nên một thể hoàn chỉnh nhất cho thương hiệu.

Cần phải thiết kế website để xây dựng nhận diện thương hiệu

Vậy nên, khi bắt tay xây dựng thương hiệu cho mình, bạn phải có một website đạt chuẩn và chuyên nghiệp nhất. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu để có thể khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp trong tương lai!

Newnet, đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, “hỏa tốc”, đạt chuẩn SEO uy tín với giá cả phải chăng. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn miễn phí và nhận thêm ưu đãi!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 67 Đường 14, Khu đô thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: (+84)78.999.4747

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Chăm sóc website Để chăm sóc website tốt nhất: 8 dạng content mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất

Để chăm sóc website tốt nhất: 8 dạng content mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất

Những dạng content nào sẽ mang về tỷ lệ chuyển đổi cao cho website? Cách viết content như thế nào để chăm sóc website tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chi tiết
Laravel Laravel 9 có gì mới

Laravel 9 có gì mới

Những điểm nổi bật và cải tiến mới trong phiên bản Laravel 9

Chi tiết
Mobile app Mobie App là gì? nên sử dụng code mobile app bằng Native App, Cross Platform hay Hybrid App?

Mobie App là gì? nên sử dụng code mobile app bằng Native App, Cross Platform hay Hybrid App?

Mobile app là một chương trình ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động như tablet hay smartphone cho phép người dùng có thể sử dụng để truy cập vào nội dung mà bạn mong muốn ngay trên thiết bị điện thoại di động

Chi tiết