Bạn đã bao giờ tự hỏi lý do vì sao website của mình không có lượt truy cập, không được nhiều người biết đến hoặc thậm chí… mất hút luôn trên kết quả tìm kiếm? Đó là vì bạn đã không chăm sóc website đúng cách, khiến cho website bị rơi vào trạng thái “tê liệt”. Google vẫn đang thay đổi thuật toán mỗi ngày để không một đơn vị nào có thể "SEO bẩn" nhằm mang đến cho người dùng những nội dung tốt nhất. Vậy thì, những nguyên nhân nào khiến website của bạn không được Google đánh giá cao? Hãy cùng Newnet tìm hiểu nhé!
1. Lý do khiến website không được đánh giá cao
Đa số các doanh nghiệp thường thiết kế website xong rồi... để đó và không hoàn thiện nội dung cho website, không hề chăm sóc website. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn không thường xuyên truy cập và cập nhật cho website, để trang của mình gặp phải rất nhiều lỗi nhưng không hề hay biết! Khi khách hàng truy cập vào thì có trải nghiệm xấu, họ không thấy thoải mái. Hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào mang lại trải nghiệm không tốt đối với khách hàng nhé!
Tốc độ tải trang chậm
Bình quân mỗi người chấp nhận chờ khoảng 3 - 5s để toàn bộ nội dung của trang được tải. Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất lớn đến quyết định thoát trang của khách hàng: trong điều kiện mạng chạy bình thường, nếu tốc độ load trang quá lâu, khách hàng sẽ rời đi ngay lập tức mà không quan tâm xem nội dung của bạn có tốt hay không.
Tốc độ tải trang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Tên miền: nếu trang web sử dụng hosting giá rẻ với cấu hình server thấp, server hoạt động không ổn định thì tất nhiên, tốc độ load trang cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Hãy sử dụng những hosting uy tín, có chất lượng tốt để cải thiện tốc độ trang
- Nội dung trên trang quá nặng: Nếu trang web của bạn chứa nhiều ảnh hoặc media có kích thước quá nặng thì cũng gây load chậm. Hạn chế tối đa việc up những hình ảnh hoặc video quá nặng làm ảnh hưởng tốc độ load trang bằng cách resize kích thước ảnh và nhúng mã nguồn video thay vì tải trực tiếp lên website
- Quá nhiều plug-in: bạn đã cài đặt quá nhiều tiện ích bổ sung trên website và những tiện ích này góp phần không nhỏ làm tải trang bị chậm lại. Hãy xem thử plug-in nào gây ảnh hưởng đến tốc độ trang và bạn có thể lựa chọn tắt chúng hoặc tìm plug-in khác thay thế.
- Vấn đề kĩ thuật của website: Nếu đã thực hiện tất cả điều trên mà website vẫn tải chậm thì nguyên nhân thuộc về coding của website. Trong quá trình code, nếu HTML hoặc CSS quá nặng/ mã nguồn bừa bộn sẽ làm tốc độ website bị ảnh hưởng. Hãy liên hệ cho đơn vị lập trình website để được giải quyết vấn đề này.
Xem thêm:
Giao diện không đẹp
Một giao diện không hài hòa về mặt thẩm mỹ, có quá nhiều khối làm điểm nhấn khiến người dùng rối mắt, sử dụng màu sắc “choảng” nhau,... sẽ khiến người dùng khó chịu và không đánh giá cao website của bạn.
Hãy thiết kế giao diện website sao cho bố cục trang web được sắp xếp hợp lý, đẹp mắt, màu sắc và font chữ rõ ràng, đảm bảo thẩm mỹ và liên quan mật thiết tới logo của thương hiệu. Còn nếu website của bạn đã hoạt động lâu, đừng ngần ngại làm mới website của mình để khách hàng thích thú hơn!
Website không được SEO để đẩy lên top nhanh hơn
Người dùng thường chỉ kiên nhẫn đọc hết kết quả hiện diện ở trang 1 phần kết quả tìm kiếm. Nếu thật sự không có kiến thức như mong muốn mới tiếp tục mở tới đọc trang 2, 3 nhưng sẽ không muốn bỏ ra thời gian để đọc nhiều hơn. Nếu muốn trang web của mình được đánh giá tốt hơn, hãy SEO website hoặc bài viết để trang web lên top dễ dàng.
Việc quan trọng của bạn là xây dựng nội dung web cho thật tốt và hãy liên kết trang web thành 1 khối vững chắc với nhau (bằng các internal link và xây dựng chuỗi bài có cùng 1 chủ đề). Chỉ khi có một nội dung tốt, những nỗ lực SEO của bạn mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Nội dung website không tốt - điều quyết định tới 70% lý do người dùng không đánh giá cao trang web của bạn
Khi khách hàng đã tìm kiếm bài viết bằng 1 từ khóa cụ thể nghĩa là họ đang thắc mắc về vấn đề ấy và muốn được giải đáp. Trước khi một bài viết hoặc chuỗi bài viết, hãy nghiên cứu thật kĩ về chủ đề đó, những từ khóa mà khách hàng đang quan tâm, những vấn đề nổi cộm hay đang là xu hướng rồi viết bài bám sát với từ khóa, tránh đi lan man.
Cách để chăm sóc website tốt nhất, không gì hơn, chính là chăm sóc thật tốt nội dung trang web doanh nghiệp.
2. Các yếu tố để google đánh giá bài viết của bạn có nội dung không tốt
- Lượng truy cập vào website của bạn và rời đi mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác.
- Một lượt truy cập vào website xem bao nhiêu trang.
- Thời gian trung bình một lượt truy cập xem website của bạn là bao nhiêu.
- Số lần được khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội
Nếu tỉ lệ thoát càng cao, thời gian ở lại website càng thấp, số trang được xem càng ít, nghĩa là website của bạn chưa thể khiến người xem ở lại lâu hơn. Nếu khách hàng thấy thông tin bạn viết ra không thỏa mãn thắc mắc của họ hoặc, câu từ lủng củng, trình bày lung tung hoặc thông tin trùng lặp ở đâu đó, họ sẽ rời đi ngay lập tức.
Ngược lại, những bài viết hay ho hoặc cung cấp kiến thức mới mẻ sẽ được khách hàng đọc trọn vẹn và tự động chia sẻ trên mạng xã hội, vừa khiến lượng traffic của bạn tăng vừa giúp tăng thứ hạng trên google.
Khi Google nhận thấy thời gian trung bình người dùng ở trên trang lâu hơn (khi người dùng đọc từ đầu đến cuối nội dung của bài viết), Google sẽ nhìn nhận rằng nội dung của bạn tốt, có liên quan sâu sắc đến truy vấn tìm kiếm. Từ đó, Google sẽ xếp hạng Website và bài viết cao hơn để giới thiệu cho nhiều người dùng hơn.
Ở chiều ngược lại, nếu nội dung của bạn cung cấp ít giá trị hoặc quá nhàm chán, khách hàng thoát trang nhanh chóng, Google sẽ tự động đẩy bài viết của bạn xuống hoặc thậm chí xử phạt website. Nội dung là yếu tố quan trọng giữ chân người dùng trên Web. Vậy nên đầu tư vào nội dung chất lượng mới là điều làm nên thành công lâu dài cho Website.
Hãy tránh đi các yếu tố làm cho người dùng thoát khỏi trang của bạn và làm khách hàng yêu mến bạn hơn! Hãy đầu tư thêm nhiều chất xám và tâm huyết để viết bài, tránh copy ở nhiều bài, trình bày bài đẹp mắt, sử dụng hình minh họa sinh động.
Hãy thừa nhận, không có một mặt hàng nào có thể bán cho tất cả khách hàng. Cho dù là những nhu yếu phẩm thông dụng nhất cũng có một tệp khách hàng riêng của mình. Hãy khoanh vùng đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, nghiên cứu xem họ đang quan tâm những vấn đề gì, họ đang gặp phải vấn đề nan giải gì, từ đó đầu tư thật tốt nội dung xung quanh những vấn đề đó. Khi đã có nội dung sát với nhu cầu của khách hàng tiềm năng và có được lượng traffic tốt, hãy khéo léo trỏ đường link về những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và từ đó khách hàng có thể chốt đơn.
Vậy là bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân khiến website của bạn không thể lên top. Khi đã nắm được nguyên nhân rồi, hãy tối ưu chúng, hãy bắt tay vào chăm sóc website! Hãy tối ưu giao diện, chăm chút cho nội dung website khiến người dùng thích thú và tích cực đẩy SEO. "Đấu trường" online đang ngày càng khốc liệt hơn nhưng bạn không phải không thể lên top. Newnet vẫn sẽ còn chia sẻ cách để bạn có thể cải thiện thứ hạng website trong những bài sau!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET
Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@newnet.vn
Hotline: 0789 99 4747
Website: https://newnet.vn