Để website và các bài viết trên web của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng và người dùng có thể tìm thấy website của bạn trên công cụ tìm kiếm thì bạn cần phải submit URL website lên Google. Vậy submit URL là gì? Tại sao cần submit URL lên Google cũng như làm thế nào để Google submit url nhanh chóng. Hãy cùng NewNet tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Submit URL Google là gì?

Submit URL lên Google hay khai báo url với Google là một thao tác nhằm thông báo đến Google rằng URL của bạn đang tồn tại. Bạn sẽ gửi URL đến cho công cụ tìm kiếm (ở đây là Google), để Google Bot crawl index cho đường liên kết đó. Dưới đây là một số thuật ngữ bạn cần nắm bắt:

Crawl: Crawl trong SEO là theo dõi và thu thập dữ liệu trên liên kết/ trang web, tùy vào URL mà bạn gửi là gì. Khi Google Bot kiểm tra trang web hoặc đường dẫn của bạn, chúng sẽ kiểm tra các liên kết khác có trên trang (có thể là backlink).

Index (lập chỉ mục): là quá trình thêm các URL vào Google Search. Nhằm để các trang web này được xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những từ khóa liên quan.

Tại sao cần phải submit URL Google?

Sau đây là những lý do mà bạn nên khai báo URL với Google:

Tốn ít thời gian hơn: Google Bot có thể tự động dò trang web (crawl) và lập chỉ mục (index) cho các trang web mới xuất hiện lần đầu. Tuy nhiên điều này sẽ mất khá nhiều thời gian do Bot cần phải tự “lục lọi” các trang web để hoàn thành. Nên nhiều khi có lỗi xảy ra, Bot sẽ không crawl và index đến trang web của bạn. Đó là lý do bạn cần submit URL lên Google như một lời nhắc nhở Bot cần crawl và index trang của bạn ngay.

Làm rõ dữ liệu trên trang web của bạn hơn: Các Bot tự crawl trang web của bạn chỉ dò được một số dữ liệu. Khi bạn submit URL lên Google, công cụ chuyên dụng sẽ dò và trả kết quả đầy đủ về các dữ liệu có trên trang web của bạn. Bao gồm cả những dữ liệu các Bot không dò đến được.

Cải thiện trang web của bạn: Việc “điểm danh” thông qua công cụ hỗ trợ submit URL trên Google sẽ giúp bạn nhận thông báo về tình trạng trang web thường xuyên. Chúng gửi thông báo qua công cụ quản trị web, nhờ đó, bạn có thể nhận ra và chỉnh sửa các lỗi có trên trang web của mình.

Tốc độ crawl index website phụ thuộc vào tối ưu SEO website: Nội dung trên trang web chuẩn SEO tốt, hệ thống đường dẫn vững mạnh, có sơ đồ trang web rõ ràng. Tuy nhiên, Google Bot vẫn có nhiều vấn đề xảy ra nên việc bạn submit URL Google là cần thiết.

Khi nào chúng ta cần gửi URL cho Google?

Thông thường khi launch website lần đầu tiên, bạn sẽ cần submit URL website ngay để Google biết được sự tồn tại của website. Trường hợp chuyển toàn bộ website của bạn sang một tên miền mới cũng cần khai báo URL cho Google.

Nếu một website đã tồn tại và index, bạn không cần phải submit website. Tuy nhiên, khi website có bất kì thay đổi mới hãy submit URL lên Google.

Thời gian Google search submit URL của bạn là bao lâu?

Nếu không có sự khác biệt rõ rệt giữa việc có và không submit URL lên Google, sẽ chẳng ai lại submit để làm gì. Lợi ích lớn nhất với việc submit URL lên Google là thời gian Google xử lý yêu cầu với trang web của bạn.

Như đã đề cập, các Bot có khả năng tự dò ra trang web mới để crawl và index chúng, tuy nhiên điều này sẽ mất thời gian khá lâu. Có thể là vài tiếng đến hơn vài tuần, vài tháng.

Thời gian sẽ được rút ngắn đáng kể bởi trang web của bạn đã nằm trong danh sách xử lý của các Bot, chúng không cần phải tốn thời gian “truy lùng” ra trang web mới nào sau khi đã xử lý danh sách sẵn có.

Theo HubSpot, để thu thập dữ liệu trên trang web mới nào đó không được thông báo (submit URL), trung bình Google tốn khoảng 23 tiếng để hoàn thành. Con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 15 phút nếu bạn bỏ ra một chút thời gian để submit URL lên Google.

Hơn nữa, thời gian để crawl và index các domain khác nhau là khác nhau. Tùy vào domain

Trước khi submit URL Google, bạn cần hoàn thành những công việc sau:

Khai báo website với Google Search Console

Để khai báo website bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console

Đăng ký domain trong Google Search Console

Kết nối Google Search Console với website của bạn

Chi tiết các bước bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Check Index

Trước khi tiến hành khai báo URL lên Google, bạn nên check xem website của mình đã được lập chỉ mục hay chưa bằng công cụ URL Inspection Tool được tích hợp sẵn trong Google Search Console. Nếu URL của bạn chưa được index thì hãy submit URL Google ngay thôi nào.

Từ 25/7/2018, Google đã chính thức khai tử tính năng Submit URL Google. Nên mọi hoạt động sau này liên quan đến tính cũ được chuyển qua cho công cụ Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools). Dưới đây là một số cách để submit URL trên công cụ.

Cách 1: Gửi yêu cầu index URL lên Google bằng Sitemap

Bằng cách này, bạn sẽ gửi Sitemap (sơ đồ trang web) qua Google Search Console. Sitemap là một bảng hệ thống toàn bộ liên kết có trên trang web, một tập tin chứa đựng thông tin của trang web.

Để thực hiện, bạn cần tìm chính xác được đường liên kết sitemap của cả trang web.

Để tìm được URL chính xác cho trang web, bạn có thể dùng SEOQuake như một plugin để hỗ trợ lấy đường liên kết sitemap. Hoặc xác minh trang web của bạn trực tiếp với Google Search Console, rồi nhập phần mở rộng sitemap để công cụ bắt đầu dò.

Cách nhanh nhất và không cần sự hỗ trợ bên thứ ba, bạn có thể làm trực tiếp với Google Search Console.

Bước 1: Chọn một trong hai mục “Miền” hoặc “Tiền tố URL” để nhập URL của bạn.

Submit URL bằng sitemap

Bước 2: Sau khi nhấn “Tiếp tục”, hệ thống sẽ đưa bạn một đoạn mã để xác minh trang web. Sau khi xác minh thành công trang web, trang web của bạn sẽ có sẵn ở trong công cụ Google Search Console.

Bước 3: Bạn chọn tab Sơ đồ trang web, ở hộp “Sơ đồ trang web”, nhập thêm phần mở rộng sau .com/ :<sitemap.xml> sau đó nhấn vào nút Gửi

Ví dụ: https://mona.media/sitemap.xml

submit url sitemap

Sau đó, hệ thống sẽ đưa kết quả về tình trạng submit các sitemap của bạn.

Bằng cách này, tất cả URL trên trang web của bạn sẽ được crawl kỹ càng cũng như toàn bộ URL đều được index. Tuy nhiên, chúng mất một khoảng thời gian để hoàn thành toàn bộ. Đây được xem là phương pháp submit URL Google nhanh nhất.

Cách 2: Submit từng URL bài viết cần index trên Google

Cách submit thủ công này và cách dùng chức năng Tìm nạp như Google để index bài viết là như nhau. Tuy nhiên sau khi Google Webmaster Tools đổi thành Google Search Console như hiện nay, các tab lệnh và cách sử dụng cũng thay đổi. Về bản chất, hai cách này vẫn là một, cách thức hoạt động như nhau, chỉ khác nhau về cách thức sử dụng. Phiên bản mới như hiện nay có phần dễ hiểu và dễ sử dụng hơn phiên bản cũ.

Lợi ích của phương pháp này đó là quản trị viên của trang web sẽ làm chủ được nội dung nào cần được index ngay lập tức. Các bạn có thể sử dụng chức năng này thông qua Google Search Console.

Bước 1: Truy cập Google Search Console và nhập URL của bạn vào

Submit từng URL bài viết cần index trên Google

Bước 2: Bạn chọn tab “Kiểm tra URL” và nhập URL của bài viết cần index ngay.

Kiểm tra URL cần google search submit

Bước 3: Sau đó chọn Yêu cầu lập chỉ mục

Gửi yêu cầu submit your url to google

Chờ cho đến khi hiện thông báo như hình bên dưới là hoàn thành. Quá trình này có thể mất vài phút.

Như vậy, bài viết của bạn sẽ được index ngay. Với cách này, bạn chỉ có thể index từng URL một. Nên áp dụng cho trang web ít URL để tránh mất thời gian. Mặt khác, việc dùng thủ công sẽ có thể khiến Search Console hạn chế lại lượt yêu cầu index để tránh bị spam.

Ở đây còn một cách gửi URL trực tiếp đối với Google Search Console, tuy nhiên cách này nhìn chung tương đồng với cách submit thủ công được đề cập bên trên. Thay vì chọn vào tab “Kiểm tra URL”, Google Search Console có một ô “Kiểm tra” lớn ở ngay đầu trang. Bạn có thể dán đường liên kết cần index vào ô này rồi đợi index như cách trên. Đây là tiện ích khá tốt với giao diện mới của Google Search Console so với  phiên bản trước đây.

Cách 3: Gửi URL  cho Google hàng loạt bằng Blogger

Với 2 cách submit bằng GSC trên cũng chỉ quét được từng link trên website chính mà thôi. Để Google submit URL Link hàng loạt trên nhiều trang thì phải dùng cách khác.

Ở đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn cách “Submit your URL to Google” bằng Blogger. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

Đăng ký tài khoản Blogger

Kết nối GSC với Blogger

Viết bài và chèn link vào bài

Ví dụ: Website của bạn có 20 URL mới và 20 bài viết mới. Bạn sẽ chèn 40 URL này vào bài để Google search submit và lập chỉ mục chúng.

Cách 4: Submit URL Google bằng công cụ index

Có rất nhiều công cụ để bạn gửi URL cho Google như My Pagerank, Indexking,… Tùy thuộc vào tính năng của chúng mà bạn có thể lựa chọn công cụ phù hợp.

Lưu ý: Google Search Console (Webmaster Tool Submit) sẽ giới hạn số lượng Add URL Google Submit trong ngày để tránh tình trạng Spam quá nhiều link.

Các cách khai báo url với google khác

Ngoài những cách submit phổ biến trên, vẫn còn nhiều cách khác để Google có thể biết được sự tồn tại URL mới mà không cần đến GSC hay các công cụ kỹ thuật khác. Mặc dù có thể gọi đây là submit nhưng thực chất thì những cách này chỉ giúp Google biết URL của bạn đang tồn tại mà thôi. Đó là những cách sau:

Internal Links

Chạy Google Ads, làm Social,.. giúp Google submit URL của bạn thông qua lượng traffic đổ về

Việc submit URL lên Google là cần thiết để trang web của bạn được lên sóng trên công cụ tìm kiếm Google. Cũng như trang web của bạn sẽ được kiểm soát kỹ càng hơn, giúp bạn dễ chỉnh sửa các lỗi nếu có trên trang. Với giao diện mới và hiện đại của Google Search Console, việc submit URL lại được tối ưu hơn bao giờ hết.

Câu hỏi thường gặp về submit URL

Tôi nên làm gì khi Submit Sitemap thông báo “không thể tìm nạp”?

Nguyên nhân xảy ra sự cố có thể đến từ phía website hoặc nhà cung cấp hosting. Trước tiên hãy thử submit URL/Website, nếu vẫn không được hãy liên hệ với nhà cung cấp host để được hỗ trợ. Ngoài ra, cách cấu hình file htaccess cũng có thể gây ra lỗi này nên hãy thử kiểm tra lại file htaccess nữa.

Đâu là công cụ nào submit URL/Website nhanh nhất?

Mỗi công cụ sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và tùy vào mỗi thời điểm mà sẽ chọn lựa công cụ phù hợp.

Xuất hiện lỗi 404 trong Search Console khi submit?

Không nhất thiết phải submit URL mới hoặc website thủ công. Vì Google sẽ tự động thu thập dữ liệu và index bài viết trên website của bạn. Submit URL chỉ là cách thủ để tăng tốc độ index cho bài viết.

Vì sao đã submit website rồi nhưng vẫn chưa lên top?

Submit website chỉ là thao tác để Google biết đến sự tồn tại của website và crawl dữ liệu. Điều này không đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ lên top tìm kiếm. Để xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm bạn cần xây dựng nội dung tốt hơn các đối thủ đang đứng hạng đầu.

Làm thế nào để kiểm tra website đã được index hay chưa?

Nhập cú pháp “site:tenmien.com” trên Google để kiểm tra. Nếu kết quả trả về không có nghĩa là website của bạn chưa được index.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Bán hàng online Bán hàng online cần những gì? Trường hợp bán hàng online nào cần phải đăng kí kinh doanh?

Bán hàng online cần những gì? Trường hợp bán hàng online nào cần phải đăng kí kinh doanh?

Bán hàng online cần những gì để có thể bắt tay vào kinh doanh? Có cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý gì không? Bán hàng online có cần phải đăng kí kinh doanh? Trường hợp nào cần phải đăng kí kinh doanh? Cùng tìm hiểu xem nhé!

Chi tiết
Mobile app So sánh React native và Fluter Framework nào tốt cho Moibie App?

So sánh React native và Fluter Framework nào tốt cho Moibie App?

Flutter và React Native là hai framework phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, phục vụ cho việc phát triển ứng dụng đa nền tảng và hơn thế nữa giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bài viết này Newnet đưa ra so sánh chi tiết về Flutter so với React Native, ưu nhược điểm của từng framework và thời điểm thích hợp để sử dụng chúng. Hãy cùng Newnet tìm hiểu nhé!

Chi tiết