1. VPS là gì?

VPS (Viết tắt của “Virtual Private Server”) là một dạng máy chủ ảo, hoạt động trên một máy chủ vật lý. VPS giúp người dùng có thể tạo ra các máy chủ ảo riêng biệt trên một hệ thống máy chủ chung.

Như vậy, người dùng có thể quản lý và điều khiển máy chủ ảo của mình một cách độc lập. Mà không bị ảnh hưởng bởi các người dùng khác trên cùng một hệ thống. Với VPS, người dùng có thể tùy chỉnh và cấu hình một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt hơn so với các loại hosting thông thường.

VPS là gì?

Các máy chủ này sẽ chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Mỗi tài khoản VPS sẽ được xây dựng như một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, bao gồm: CPU riêng, RAMriêng, ổ HDD riêng, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng. Theo cách xây dựng này, người dùng sẽ có toàn quyền quản lý root và có thể tiến hành restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

2. Máy chủ ảo VPS dùng để làm gì?

Hiện nay, VPS được ứng dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp. Từ những doanh nghiệp có quy mô lớn đến các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, VPS đều được xuất hiện trong các nhu cầu như:

  • Dùng trong máy chủ của game.
  • Lưu trữ website trong các dịch vụ như: Bán hàng, thương mại điện tử, những website có lượng truy cập lớn.
  • Phát triển lĩnh vực platform.
  • Sử dụng trong các chương trình truyền thông trực tiếp.
  • Xây dựng môi trường ảo để thuận tiện cho việc lập trình, phân tích, nghiên cứu virus,…
  • Lưu trữ dữ liệu, hình ảnh, tài liệu, video,…

3. Ưu và nhược điểm khi sử dụng VPS

Những ưu điểm khi sử dụng VPS mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thời gian cài đặt và kích hoạt ứng dụng khá nhanh, chỉ mất khoảng từ 5 đến 10 phút là bạn có thể sử dụng được VPS
  • VPS có tính năng bảo mật cao nên rất an toàn đối với người sử dụng
  • Người dùng có thể toàn quyền sử dụng các phần mềm của VPS như một máy chủ độc lập
  • Sử dụng tài khoản VPS sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn là việc sử dụng máy chủ
  • Với VPS, bạn có thể tiến hành quản lí khách hàng từ xa để giúp khách hàng thực hiện cài đặt, nâng cấp phần mềm…

Bên cạnh các ưu điểm, VPS vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Hoạt động của VPS sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.
  • VPS sẽ bị phụ thuộc bởi việc sử dụng chung máy chủ vật lý
  • Người dùng sẽ bị tốn thời gian và chi phí để thực hiện nâng cấp tài nguyên. Tuy nhiên, việc nâng cấp này cũng không thể mở rộng thêm được nhiều tài nguyên.
  • Đôi khi việc vận hành và năng suất hoạt động của VPS sẽ không đạt được hiệu quả như khách hàng mong muốn.

4. Các bước sử dụng VPS

Bước 1: Truy cập vào vào VPS server thông qua SSH

SSH sẽ giúp cho bạn tạo nên kết nối an toàn và có thể kiểm soát được server từ xa. Ngoài ra, SSH còn có độ bảo mật rất cao nên khá an toàn cho người sử dụng. Khi bạn truy cập vào tài khoản VPS bằng SSH, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sau:

  • Địa chỉ IP
  • User name: Đây là tài khoản sẽ có toàn quyền để truy cập vào trong một hệ thống máy tính nhất định. Tài khoản này tương tự như Administrator nhưng lại có độ mạnh hơn.
  • Mật khẩu của tài khoản

Nếu bạn sử dụng máy tính có hệ điều hành windows thì bạn có thể cài đặt SSH thông qua Bitvise và PuTTY.

  • Bitvise: Đây là ứng dụng khá thân thiện với người dùng và có giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng. Hầu hết các thao tác đều được thực hiện trên một màn hình duy nhất ở màn hình dòng lệnh.
  • PuTTY: Công cụ này cũng có giao diện khá tối giản nhưng sẽ có nhiều cấu hình hơn để bạn có thể lựa chọn. Từ đó, việc tối ưu và quản trị server cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Bước 2: Cập nhật server

Sau khi đăng nhập vào tài khoản VPS, bạn nên kiểm tra xem trong tài khoản đã có thông báo hay gói cập nhật nào chưa. Nên lưu ý rằng, các bản cập nhật rất quan trọng đối với server. Bạn có thể kiểm tra theo cách sau:

  • Nhập công thức “apt update command” và bấm Enter để liệt kê các ứng dụng cần cập nhật.
  • Sau đó, bạn hãy nhập thêm “apt dist-upgrade” để tiến hành cập nhật tất cả các ứng dụng, phần mềm cho server của mình.

Sau khi cập nhật hoàn thành, bạn có thể dùng lệnh reboot để tiến hành khởi động lại sever. Tiếp theo, bạn hãy đóng cửa sổ lệnh lại và đợi khoảng vài phút để kết nối lại với server.

Bước 3: Tạo user và phân quyền

Bạn nên tạo một user mới và phân quyền cho chúng bởi vì tài khoản root có thể làm hỏng server nếu bạn thực hiện thao tác sai. Để lập tài khoản mới, bạn cần thực hiện lệnh “sudo” để chạy các lệnh cần quyền liên quan đến hệ thống.

Sử dụng dòng lệnh “adduser yournewusername” và gán user vào trong nhóm có quyền “sudo” thành “# usermod -aG sudo yournewusername”. Sau đó, bạn hãy tiến hành đổi mật khẩu cho user mới là có thể hoàn thành bước này.

Bước 4: Chứng thực Public Key

Nhìn chung, Public Key sẽ có kỹ thuật bảo mật an toàn hơn so với các loại mật khẩu thông thường. Public Key được hiểu như một kiểu bảo mật 2 lớp dùng để xác nhận Private Key.

Server của bạn sẽ được chứa public key và bạn sẽ sử dụng nó để chứng thực khóa private. Khi bạn đã thiết lập xong các chứng thực public key, bạn chỉ cần một private key và một mật khẩu để tiến hành đăng nhập, tạo thêm một lớp bảo mật cho server của bạn.

Bước 5: Thiết lập tường lửa cho VPS của bạn

Kích hoạt tường lửa sẽ giúp bảo vệ an toàn cho server của bạn. Bạn có thể tiến hành kích hoạt firewall bằng phần mềm iptables. Phần mềm này sẽ giúp bạn thiết lập nên các quy tắc và giới hạn traffic của server.

Tuy nhiên, quá trình này có thể gặp một ít phức tạp. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành.

5. Những lưu ý khi mua VPS

RAM

RAM có vai trò là bộ nhớ chính trong thiết bị máy tính. Do đó, nếu VPS của bạn có càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu sẽ càng tốt. RAM sẽ có chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến những đoạn mã PHP với phần mềm PHP, truy vấn nhập xuất của database…

Số lượng RAM nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô của website và lượng truy cập. Thông thường, các VPS sẽ cung cấp dịch vụ mức RAM khoảng 512MB đến 16GB, Clous VPS là 16GB.

RAM

SWAP

SWAP được xem như là một bộ nhớ ảo có chức năng lưu lại lịch sử các thao tác xử lý nếu bộ nhớ RAM của bạn bị đầy. Tuy nhiên, SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.

Disk

Disk chính là ổ đĩa cứng, nơi lưu trữ các file cài đặt của hệ điều hành cũng như các file mã nguồn của website. Disk có 02 loại như sau:

  • HDD (Hard Disk Drive): Đây là loại ổ đĩa thông dụng, được sử dụng nhiều trên máy tính
  • SSD (Solid State Drive): Đây là một loại ổ cứng được dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng có tốc độ truy xuất nhanh hơn HDD gấp 300 lần. Chính vì vậy, SSD sẽ có chi phí đắt hơn so với loại ổ HDD.

CPU Core

CPU Core có nghĩa là lõi để xử lý CPU. Một máy chủ riêng sẽ có một số lượng core nhất định và các core này sẽ được chia cho các VPS. Số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu sẽ càng tốt.

Băng thông

Băng thông là lưu lượng cho phép bạn truyền tải dữ liệu đi. Ví dụ, nếu bạn có 1 file với dung lượng 1GB trên VPS thì cứ với mỗi người tải, bạn sẽ mất 1GB băng thông. Tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS,…

Băng thông

 IP

IP là tên viết tắt của từ Internet Protocol. Số lượng IP sẽ được cung cấp bởi các nhà dịch vụ VPS. Thông thường, các dãy IP này sẽ được cung cấp một cách ngẫu nhiên.

Uptime

Thời gian Uptime của VPS thường được tính từ thời gian hoạt động của nó. Thông thường, nếu thời gian hoạt động của VPS từ 99.95 đến 99.9% thì bạn có thể sử dụng được.

Hệ điều hành

Hiện nay, VPS có 2 hệ điều hành phổ biến là Linux và Window. Linux sẽ có thiết kế thân thiện với người dùng và ít chi phí hơn so với Window. Tuy nhiên, nếu như bạn làm việc với Dot Net hoặc Visual Studio thì nên sử dụng VPS Window.

Để mua được máy chủ ảo VPS có hiệu suất cao, chất lượng tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đơn vị cung cấp: Bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực VPS. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn các nhà cung cấp sở hữu cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng.
  • Giá thành: Tùy theo nhu cầu và nguồn vốn mà bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ VPS theo tháng hoặc năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên chọn các gói dịch vụ theo năm sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
  • Tốc độ và băng thông: Tốc độ và băng thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và tốc độ truy cập của website hoặc ứng dụng của bạn.
  • Khả năng mở rộng: Với sự phát triển của website hoặc ứng dụng, nhu cầu sử dụng tài nguyên cũng sẽ tăng. Do đó, cần lưu ý khả năng mở rộng của VPS để có thể nâng cấp tài nguyên một cách dễ dàng khi cần thiết.
  • Thông số: Khi mua VPS, bạn nên lưu ý đến các thông số của chúng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
  • Hỗ trợ khách hàng: Nếu xảy ra vấn đề, việc được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả sẽ giúp bạn giải quyết tình huống nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Đọc đến đây chắc bạn đã phần nào hiểu được VPS là gì và sử dụng như thế nào rồi. Chúc bạn vui, khỏe và thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Thiết kế website Thiết kế website dịch vụ tư vấn định cư

Thiết kế website dịch vụ tư vấn định cư

Thiết kế website dịch vụ tư vấn định cư – di trú nước ngoài, web chuẩn SEO với nhiều tính năng mới, hiện đại, cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất, thúc đẩy công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quảng bá dịch vụ, thương hiệu hiệu quả. Sở hữu website cho công ty dịch vụ định cư nước ngoài tại NewNet sớm, web được thiết kế trên nền giao diện WordPress, PHP với nhiều tính năng mới, hiện đại, cập nhật xu hướng thiết kế của ngày nay, dễ dàng nâng cấp. Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực định cư, di trú, du học thì không nên bỏ qua các mẫu website này

Chi tiết
Thiết kế website 6 lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp sở hữu một website chuẩn SEO

6 lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp sở hữu một website chuẩn SEO

Website chuẩn SEO là một website có khả năng thân thiện với các công cụ tìm kiếm, từ đó có thứ hạng cao hơn ở kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, sở hữu một website chuẩn SEO đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, giá trị nhận về hơn rất nhiều khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Chi tiết
Kiến thức & Kinh nghiệm Tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu?

Tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu?

Cùng NewNet tìm hiểu Tính cách thương hiệu là gì, các bước tuần tự giúp xác định tính cách thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp trong bối cảnh yêu hoạt động dựng thương hiệu ngày càng cạnh tranh.

Chi tiết
Kiến thức & Kinh nghiệm 20 Kỹ thuật SEO Nâng Cao và Cách tối ưu hóa mới nhất 2023

20 Kỹ thuật SEO Nâng Cao và Cách tối ưu hóa mới nhất 2023

Kỹ thuật tối ưu hóa SEO nâng cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing trực tuyến hiện đại. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên internet, việc đảm bảo rằng trang web của bạn xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm trở nên cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, NewNet sẽ giới thiệu tới bạn 20 kỹ thuật tối ưu hóa SEO nâng cao để giúp bạn cải thiện vị trí trang web trên công cụ tìm kiếm

Chi tiết