Cùng NewNet tìm hiểu Tính cách thương hiệu là gì, các bước tuần tự giúp xác định tính cách thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp trong bối cảnh yêu hoạt động dựng thương hiệu ngày càng cạnh tranh.

Khách hàng muốn giao tiếp với một thực thể sống chứ không phải một tổ chức hay một cỗ máy không cảm xúc.

Thương hiệu chỉ thực sự sống trong tâm trí khách hàng khi được nhân cách hóa, có cá tính cách đặc biệt. Khi xây dựng tính cách thương hiệu thành công, thương hiệu trở nên dễ nhận biết và gắn kết tự nhiên với khách hàng hơn bao giờ hết.

Vậy tính cách thương hiệu là gì? Thương hiệu của bạn cần mang tính cách gì? Cách xác định như thế nào? Hãy cùng NewNet  tìm câu trả lời trong bài viết này.

  1. Tính cách thương hiệu là gì?

Giống như con người nhưng có phần ít phức tạp hơn, thương hiệu mang trong mình những tính cách, đặc biết ở những thương hiệu thành công – rất cá tính.

Tính cách thương hiệu là đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu được mọi người cảm nhận được.

Trong một nghiên cứu tại Mỹ trên 60 thương hiệu phổ biến nhất, 1000 người tiêu dùng tham gia đã đưa ra những cảm nhận về những thương hiệu đó. Như đối với một con người thực sự, từng loại tính cách được gắn với từng thương hiệu. “Hài hước”, “lạnh lùng”, “hào phóng”, “chín chắn”, “chân thành”. “quyến rũ”… là những tính cách khách hàng cảm nhận về những thương hiệu đó.

Theo nghiên cứu “Phân tích thế mạnh và tính cách” của BrandZ toàn cầu trên 14000 thương hiệu, 20 nét tính cách tiêu biểu được kết hợp lại trong 10 hình mẫu thương hiệu:

Nhà thông thái: Sự hiểu biết, thông minh, khôn ngoan như Google, Visa….

Đức vua: Kiểm soát, khôn ngoan, đáng tin như IBM, Royal Bank of Canada…

Người quyến rũ: Sự cuốn hút và khác biệt như Louis Vuition, L’Oreal…

Người pha trò: Hài hước, thân thiện như Facebook, Mc Donald…

Người mơ mộng: Đổi mới, phiêu lưu, sáng tạo như Honda, Apple…

Kẻ nổi loạn: Phá cách, mạnh mẽ, ngạo mạn như Redbull,

Anh hùng: Dũng cảm, gan dạ, phiêu lưu như Yomost, Pepsi…

Người mẹ: Quan tâm, ân cần, chu đáo như Vinamilk, Colgate…

Bạn bè: Tin tưởng, thẳng thắn như Amazon, Fedex, KFC…

Cô gái đồng trinh: Tốt bụng, ngây thơ như Alibaba, Vinmart…

Tính cách thương hiệu là sự hài hòa của những 2 đến 3 nét tính cách tiêu biểu.

Cũng giống như quan hệ giữa người với người, quan hệ thương hiệu với khách hàng, chính nó làm nên giá trị thương hiệu, có lâu dài bền vững hay không phụ thuộc vào việc cảm xúc của khách hàng với thương hiệu đó có tốt hay không!

  1. Tại sao phải xây dựng tính cách thương hiệu?

Tính cách thương hiệu vừa là nội tại của thương hiệu vừa là cảm xúc nhìn nhận của khách hàng.

Tính cách thương hiệu sẽ tạo ra được:

 Làm đậm nét sự khác biệt của thương hiệu: Tính cách “nghịch ngợm, thích phiêu lưu” của Yomost chắc chắn không thể nhầm lẫn với tính cách “thể thao, nghị lực” của Milo. Chính tính cách đó, khiến cho khách hàng có được những cảm xúc khác nhau khi sử dụng sản phẩm và cũng định hình nhu cầu của họ.

Tại sao phải xây dựng tính cách thương hiệu

Khắc sâu vào sự ghi nhớ của khách hàng: Cá tính thì luôn được nhớ lâu. Xmen đậm chất “nam tính, mạnh mẽ, anh hùng” là sản phẩm hàng đầu trong tâm trí khách hàng nam khi nhắc đến dầu gội cho phái mạnh. Tất nhiên, khi muốc tóc óng mượt “nữ tính” thì không thể quên Sunsilk.

Thúc đẩy mua hàng: Tính cách thương hiệu tạo ra cảm xúc mạnh cho khách hàng và thúc giục họ phải có được trải nghiệm đó. Redbull “mạnh bạo, quật cường” kích thích sự thèm muốn của những ai cần ngay năng lượng mạnh.

Tạo cảm giác thân thiện: Sự thân thiện luôn là khởi đầu của một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài. LaVie thiên nhiên, gần gũi luôn là lựa chọn hàng đầu cho giải pháp giải ngay cơn khát.

80% khách hàng quyết định mua hàng qua cảm xúc và những mối quan hệ luôn được bồi đắp bằng cảm xúc. Tính cách thương hiệu xây dựng cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng.

  1. Cách xác định tính cách thương hiệu

Những chuyên gia thương hiệu hàng đầu thường sử dụng rất nhiều những công cụ, phương pháp để xác định tính cách thương hiệu của một công ty. Dường như không có một phương pháp duy nhất, độc tôn. Vì vậy, bạn cần tìm cho mình nhiều cách tiếp cận khác nhau để vẽ lên tính cách thương hiệu chuẩn xác nhất.

Sau đây, NewNet xin giới thiệu cho bạn một trong những cách tiếp cận thông dụng tại môi trường doanh nghiệp Việt Nam.

Bước 1: Nghiên cứu

Mọi quyết định của bạn trong xây dựng thương hiệu nên dựa vào bản nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng.

Khách hàng mục tiêu: Hãy lập bộ chân dung về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hiểu rõ insight khách hàng. Đặc biệt những nhu cầu, mong muốn, cảm xúc và đặc biệt tính cách, sở thích của họ. Họ thích gì? Họ muốn nhìn thấy gì? Họ trẻ trung, năng động hay trung niên, sang trọng…

Đối thủ: Thương hiệu đối thủ đang ở vị trí nào? Họ định vị thương hiệu ra sao? Xác định rõ tính cách của những thương hiệu đó có gì nổi bật? Có thành công hay không?

 Xu hướng thị trường: Cập nhập những xu hướng nổi trội nhất hiện nay và dự đoán những xu hướng sắp diễn ra. Khi bạn nắm rõ những xu hướng đó, bạn có thể mô tả được tính cách

Bước 2: Định vị thương hiệu

Ngoài hiểu rõ môi trường bên ngoài, doanh nghiệp cần hiểu rõ được chính bản thân mình. Định vị thương hiệu là bước đi nhằm xác định tầm nhìn, sứ mệnh, logo, slogan, bộ nhận diện thương hiệu, tuyên ngôn định vị… Khi đã xác định được những thành phần cốt lõi đó, phân tích những đặc điểm lý tưởng của thương hiệu thể hiện được tính cách phù hợp.

Bước 3: Brainstorm những từ ngữ mô tả tính cách phù hợp với nghiên cứu

Tính cách thương hiệu

Một số đặc điểm tính cách thường được sử dụng để nhân cách hóa thương hiệu

Hãy đưa ra thật nhiều những tính từ miêu tả tính cách.  Dựa trên những nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nội bộ, bạn hoàn toàn sẽ có rất nhiều cảm hứng để nghĩ ra thật nhiều những tính từ hay nhất về tính cách.

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách

Loại bỏ những tính cách đã nghĩ ra mà không phù hợp với những tiêu chuẩn sau. Chỉ chọn những tính cách phù hợp nhất. Đừng cho cảm xúc cá nhân can thiệp khi lựa chọn tính cách.

 Phù hợp với đặc điểm lý tưởng của thương hiệu: Tính cách thương hiệu trước tiên phải phù hơp

 Khác biệt: Tính cách thương hiệu phải độc nhất. Điều này nghĩa là tính cách thương hiệu phải hoàn toàn khác với đối thủ. Không bao giờ được chọn nét tính cách giống với đối thủ, đặc biệt với đối thủ đã thành công trên thị trường. Bạn sẽ không có khả năng cạnh tranh, luôn đi sau và thậm chí có thể sụp đổ.

Có khả năng biểu đạt: Bất kì tính cách nào bạn chọn cho thương hiệu cần có khả năng thể hiện dễ dàng và trọn vẹn. “Hài hước”, “ân cần” hay “sáng tạo” … là những tính cách tỏ ra rất phong phú trong cách thể hiện. Nhưng những tính cách có ý nghĩa trừu tượng như “may mắn”, “hào phóng” hay có ý nghĩa phức tạp đều rất khó để biểu đạt thành công. Do vậy, đơn giản hóa tính cách nhưng cũng không giảm giá trị của tính cách thương hiệu là nhiệm vụ của bước này.

Bước 5: Phối hợp tính cách

Tính cách thương hiệu thường có hai hoặc ba nét tính cách khác nhau (tối đa là ba), bổ trợ cho nhau. Sự phối hợp hài hòa cần được xem xét. Như một âm hợp tinh tế trong khuông nhạc, những âm đơn cần kết hợp với nhau đầy nghệ thuật và cảm xúc sẽ cho ra được một tác phẩm tuyệt vời. Vì vậy, hãy thử kết hợp những tính cách phù hợp tại bước 4 để cho ra một hợp âm độc đáo và hoàn toàn khác biệt.

Thực hiện 5 bước trên là bạn đã xác định được rõ ràng tính cách thương hiệu.

Tính cách thương hiệu, khá giống tính cách con người, là bước đệm cảm xúc đầu tiên gắn khách hàng vào thương hiệu. Không chỉ giúp thương hiệu đầy cá tính, khác biệt, khó quên, gần gũi mà còn giúp khách hàng hành động vì thương hiệu của họ.

Xác định và xây dựng tính cách thương hiệu là bước đi chiến lược trong xây dựng thương hiệu hiện đại. Nếu đi sai lầm có thể gây ra những hậu quả khó có thể sửa chữa.

Ngoài ra, lựa chọn tính cách thương hiệu chính, cân đối nguồn lực, tập trung cao độ để đạt hiệu quả. Tránh việc có quá nhiều mục tiêu nhưng nguồn lực, sức mạnh cung cấp không tương xứng.

Như vậy NewNet đã giới thiệu đến bạn tính cách thương hiệu và cách xác định tính cánh thương hiệu, đến đây bạn đã phần nào hình dung ra tính cách thương hiệu của bạn là gì rồi phải không? Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này nếu thấy hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Chúc bạn vui và thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn