1. Mobile app là gì?

Mobile app là một chương trình ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động như tablet hay smartphone cho phép người dùng có thể sử dụng để truy cập vào nội dung mà bạn mong muốn ngay trên thiết bị điện thoại di động đó. Những nhà lập trình mobile app sẽ biến nó trở thành một không gian lớn được thu nhỏ để người dùng có thể giải trí, xem tin tức, mua sắm,...

Mobile app chứa một lượng lớn các khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp tìm kiếm. Vì vậy mà ngày nay có vô số app thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau được ra đời.

Mobieapp

2. Tầm quan trọng của mobie app đối với doanh nghiệp

Để giúp bạn hiểu hơn mobile app là gì, Newnet sẽ giới thiệu đến bạn những lợi ích mà mobile app mang lại cho doanh nghiệp ngay sau đây: 

  • Smartphone ngày càng phổ biến: Dễ dàng thấy được rằng, smartphone đang ngày càng phổ biến và khả năng thay thế được các feature phone tại cửa hàng là rất lớn. Hầu hết tất cả mọi người bao gồm doanh nhân, social networker và cả game thủ đều sử dụng các app trên smartphone.
  • Khả năng hiển thị: Smartphone ngày càng có sức hút và được sử dụng nhiều với các lượng công việc lớn mà trước đây bị hạn chế bằng các thiết bị máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Các mobile app có khả năng hiển thị tốt. Vì vậy mà các doanh nghiệp thường ứng dụng nó để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay để cung cấp quyền truy cập cho sản phẩm đó.
  • Tiếp cận khách hàng tốt hơn: Trong tương lai gần, có thể thấy được rằng, các smartphone sẽ phụ thuộc khá nhiều vào app store. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tiếp cận với thế giới của khách hàng hơn nếu bạn sở hữu một chiếc smartphone.
  • Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng: Mobile app mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khác biệt mà không một mobile web hay bất kì công cụ nào khác có thể có được. Ngoài ra, các thiết bị smartphone mang tính cá nhân sẽ gần gũi hơn với khách hàng so với các thiết bị khác. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng gia tăng trải nghiệm cho khách hàng của mình.
  • Đa dạng trong quảng bá thương hiệu: Sở hữu mobile app, doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá cũng như tăng độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp mình đến với người dùng một cách đa dạng, nhanh chóng và có hiệu quả.
Mobie app

3. Phận loại mobie app

Bất cứ khi nào công ty quyết định tạo ra một ứng dụng mobile, thì phải đối mặt với sự lựa chọn của Native App, Hybrid App và Cross Platform App, và điều quan trọng nhất là tìm kiếm những cách hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa bộ ba Native App, Hybrid App, tìm hiểu ưu và nhược điểm của chúng và cách chúng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung và performance của ứng dụng. Chúng ta sẽ xem xét các công nghệ được sử dụng cho nền tảng iOS và Android trong bối cảnh phát triển Native App, Hybrid App và Cross Platform để bạn có thể chọn một công nghệ phù hợp nhất cho dự án của mình.

3.1. Native App

Native App (ứng dụng gốc) là một loại ứng dụng được tạo ra từ loại ngôn ngữ lập trình gốc, dành riêng cho một nền tảng cụ thể nhất định nào đó. Phát triển ứng dụng gốc là quá trình phát triển các ứng dụng hoặc phần mềm cần hoạt động trên các thiết bị và nền tảng ứng dụng dành cho thiết bị di động cụ thể như Android và iOS. Với việc phát triển ứng dụng gốc, các nhà phát triển dựa vào ngôn ngữ lập trình dành cho hệ điều hành để tạo ra các ứng dụng phù hợp với một nền tảng cụ thể - có thể là máy tính để bàn, TV thông minh, điện thoại thông minh hoặc bất kỳ tiện ích nâng cao nào khác đang được sử dụng trong không gian kỹ thuật số.

✅Ưu điểm"       

Tốc độ nhanh

Vì các native app không có mã phức tạp như các hybrid app và cross platform, nên chúng chạy tương đối nhanh hơn. Phần lớn các dữ liệu, ui/ux của native được hiển thị rất nhanh chóng khi chúng tải trước rất tốt.

Chế độ ngoại tuyến

Một trong những tiện ích nổi bật của ứng dụng gốc là các ứng dụng gốc hoạt động ngay cả khi không có kết nối internet. Điều này đảm bảo sự thuận tiện hơn cho người dùng vì họ có thể truy cập các chức năng của ứng dụng trong chế độ trên máy bay hoặc trong môi trường ngoại tuyến.

Ít khi xảy ra lỗi.

Vì các native app có một cơ sở mã duy nhất và không dựa vào các công cụ đa nền tảng nên chúng ít xảy ra lỗi.

Tính linh hoạt

Ứng dụng native cung cấp khả năng truy cập nhanh các tiện ích thiết bị sẵn có như máy ảnh, GPS, lịch, micrô và các chức năng khác của điện thoại thông minh. Trong các ứng dụng native, không có bất kỳ hạn chế nào, mọi thứ đều có thể được thực hiện do công nghệ đã được cấp.

Hiệu năng tối đa

Native App Development giúp phát triển các ứng dụng và được tối ưu hóa cho một nền tảng cụ thể để đảm bảo hiệu suất cao. Vì các native app được xây dựng cho một nền tảng cụ thể, được biên dịch bởi các API cốt lõi ngôn ngữ lập trình gốc, giúp các native app hiệu quả hơn và chạy nhanh hơn các ứng dụng còn lại.

Bảo mật dữ liệu.

Các native app bảo mật tốt các dữ liệu cho người dùng.

✅Nhược điểm:

Tốn thời gian và tiền bạc phát triển 

Vì các ứng dụng native được tạo riêng cho iOS và Android nên bạn sẽ phải thực hiện phần viết mã và phát triển ứng dụng cho cả hai hệ điều hành di động. Và điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí và tài nguyên.

Bảo trì khó khăn

Việc phát triển ứng dụng native đi kèm với chi phí bảo trì lớn, thậm chí còn nhiều hơn chi phí phát triển thực tế.

Codebase phân tán

Có một số tính năng không có sẵn cho iOS hoặc Android là một thực tế lớn. Điều này xảy ra do những hạn chế về ngân sách hoặc hạn chế của platform.

Mobie app

3.2. Hybrid App

Hybrid App, còn được biết đến với tên thường gọi: Ứng dụng Lai. Nền tảng ứng dụng này được hình thành từ 3 loại công nghệ chính là HTML, CSS và JavaScript. Hybrid App có thể hiểu là một website được đặt vào trong một Native Container.

✅Ưu điểm:

Single code base.

Đây là lợi thế đem đến tất cả các lợi ích sau. Các ứng dụng này được các công ty và nhà phát triển ưa thích vì chúng có thể hoạt động trên cả hai nền tảng. Sẽ không cần building hai code riêng cho iOS và Android.

Giảm chi phí và thời gian phát triển

Phát triển ứng dụng hydbrid cho phép các nhà phát triển phát triển một phiên bản duy nhất và sử dụng cùng một phiên bản cho nhiều nền tảng. Điều này giúp các công ty và nhà phát triển có thể tiết kiệm một chi phí rất lớn. Thời gian phát triển ứng dụng cũng giảm đi rất nhiều và có thể nhanh chóng đưa sản phẩm lên trên thị trường.

Bảo trì dễ dàng

Vì các ứng dụng hybrid chỉ dựa trên công nghệ web nên việc duy trì các ứng dụng rất đơn giản so với các ứng dụng native và cross platform có mã hóa phức tạp.

Giao diện cải thiện

Hybrid App có thể tích hợp các lợi ích của Native App và Web App nên có thể cung cấp trải nghiệm về giao diện tốt cho người dùng. Ứng dụng hybrid cũbg cung cấp khả năng truy cập nhanh các tiện ích thiết bị sẵn có như máy ảnh, GPS, lịch, micrô.

✅Nhược điểm: 

Không có hỗ trợ ngoại tuyến

Các ứng dụng hybrid không cung cấp hỗ trợ ngoại tuyến như các ứng dụng native. Người dùng cần đợi kết nối Internet để truy cập các chức năng của ứng dụng.

Hệ điều hành không nhất quán

Vì các ứng dụng hybrid được triển khai một mã duy nhất nên có những tính năng dành riêng cho một hệ điều hành cụ thể sẽ không hoạt động hoàn hảo trên các hệ thống khác, chẳng hạn như một số chức năng dành riêng cho Android có thể không hoạt động trên thiết bị iOS.

Hiệu năng không cao

Tốc độ chạy của Hybrid app không thực sự mượt mà. Vì vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng trải nghiệm từ phía người dùng.

3.3. Cross Platform App

Cross platform hay Multi Platform là một nền tảng đa ứng dụng. Hiểu đơn giản hơn là chỉ với một bản code trung gian, bạn có thể phiên dịch và sử dụng nó trên nhiều nền tảng ứng dụng khác nhau, giúp bạn tiết kiệm được công sức và thời gian đáng kể.

✅Ưu điểm:

Thời gian phát triển nhanh, giảm chi phái triển

Vì chỉ phải code 1 lần duy nhất, việc phát triển ứng dụng Cross Platform trở nên nhanh chóng từ đó chi phí để làm 1 app cross platform cũng giảm đáng kể.

Dễ dàng bảo trì và mở rộng

Việc phát triển Cross Platform App có yếu tố mạch lạc về kiến trúc giúp việc tra cứu, chỉnh sửa lỗi Ứng dụng cũng sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho việc bảo trì và mở rộng cũng sẽ đạt kết quả vượt trội. Điều này cho phép nhà phát thực hiện các dự án lớn, linh hoạt và hết sức đa dạng.

Khả năng tái sử dụng cao:

Vì có thể sử dụng đa nền tảng nên các đoạn mã sẽ dễ dàng được tái sử dụng và chia sẻ cho các ứng dụng, phần mềm khác (nếu có) dù nó là cross platform hoặc không. Một trong những lợi ích lớn nhất mà việc phát triển cross platform app mang lại là khả năng tái sử dụng mã nguồn dễ dàng. Thay vì phát hành Native App cho mỗi nền tảng Mobile, Nhà phát triển Ứng dụng có thể tái sử dụng phần lớn mã nguồn và triển khai cùng một ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.

✅Nhược điểm:

Hạn chế khả năng khai thác thư viện

Theo đánh giá của những lập trình viên chuyên nghiệp thì cross platform so với các ứng dụng khác vẫn không có khả năng khai thác thư viện của những nền tảng lớn như Android hoặc IOS dù nó tiết kiệm được chi phí và có tính lin hoạt cao.

Độ tương tác với phần cứng thiết bị không cao

Hiệu suất tương đối cao nhưng các vấn đề về tương thích phần cứng và độ trễ của các cross platform thì không phải là hiếm.

       👉Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được một cách rõ ràng mobile app là gì và lựa chọn được loại code mobie app cho riêng mình rồi phải không. Vậy không còn lý do nào để bạn có thể chần chừ trong việc tạo một mobile app cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

🔆Tự code tay: Nếu bạn là một lập trình viên có nhiều kiến thức, sự am hiểu, thành thạo về các loại ngôn ngữ lập trình và có nhiều thời gian thì bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một mobile app cho riêng mình bằng các ngôn ngữ như Java, Swift hay Objective-C. 

🔆Thuê các đơn vị thiết kế mobile app: Nếu bạn không thể thực hiện code tay thì có thể thuê các công ty thiết kế app mobile. Đây là cách mà hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn.

Bạn đang tìm kiếm một nhóm phát triển thiết bị di động có kinh nghiệm cho dự án của mình? Hãy liên lạc với chúng tôi. 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET  THIẾT KẾ MOBIE APP CHUYÊN NGHIỆP, UY TÍN

Newnet, đơn vị thiết kế mobile app chuyên nghiệp, uy tín với một giá cả cực kì cạnh tranh. Chúng tôi có chuyên gia lập trình hàng đầu và đội ngũ lành nghề và có hiểu biết về những xu hướng công nghệ gần nhất, sẽ hỗ trợ cho bạn tạo ra 1 ứng dụng đi đầu xu thế, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và mang lại giá trị hữu hình cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ hotline để được tư vấn!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Tổng quan về NodeJS và so sánh với PHP

Tổng quan về NodeJS và so sánh với PHP

Node.js là một môi trường thực thi JavaScript bên ngoài trình duyệt, được xây dựng dựa trên Chrome’s V8 JavaScript engine. Chrome’s V8 JavaScript engine được viết bằng C++, giúp biên dịch code JavaScript thành mã máy một cách nhanh chóng, nên cho tốc độ xử lý và hiệu năng khá cao.

Chi tiết