Một trong những mạng xã hội có tầm ảnh hưởng lớn hiện nay phải kể đến nền tảng Facebook. Nhờ vào mức độ phổ biến của chúng với 69 triệu dân Việt Nam mà các doanh nghiệp, các cửa hàng mong muốn tìm ra những cách thức tiếp cận người dùng nhanh nhất thông qua nền tảng. 

Với xu hướng mua bán online ngày càng phát triển mạnh mẽ, tính năng tích hợp Facebook chat vào website không cần plugin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng nhanh và an toàn hơn. 

Để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu hơn đến tính năng độc đáo này, Newnet với bài viết: Hướng dẫn tích hợp Facebook chat vào website không cần plugin sẽ giúp bạn kha khá trong việc kết nối với nền tảng Facebook để bán hàng.

Còn bây giờ, hãy bắt đầu ngay thôi nào!

1. Tại sao doanh nghiệp nên tích hợp Facebook chat vào Website?

Dù hiện nay có rất nhiều các công cụ live chat miễn phí: Subiz, tawk.to,… nhưng Facebook messenger vẫn được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn để tích hợp vào website. Hãy cùng Thủy Thủ khám phá một số lợi ích của Facebook messenger, giải thích lý do tại sao doanh nghiệp nên tích hợp facebook chat vào website?
  • Tương tác với khách hàng dễ dàng mà không cần nắm bắt các thông tin: email, số điện thoại như các công cụ live chat khác.  
  • Cho phép nhà quản trị thu thập các thông tin cơ bản về khách hàng: giới tính, sở thích, lĩnh vực hoạt động,…
  • Phân chia, quản lý khách hàng hợp lý theo Tag.
  • Phân chia tình trạng hoặc tùy chỉnh lọc tin nhắn theo: tin nhắn chính, chưa đọc, theo dõi, xong, Spam,..
  • Các thông báo, tin tức khuyến mãi được phép gửi tự động đến khách hàng. 
  • Phân quyền Admin cho nhiều người cùng tham dự. 

Thêm một điểm đặc biệt mà Newnet muốn nhấn mạnh với bạn chính là khả năng tích hợp sẵn Bot Support – hỗ trợ doanh nghiệp trao đổi với khách hàng tự động theo cách mà bạn đã lên kế hoạch trước đó. Nhờ vào tính năng này,  doanh nghiệp, cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian và khối lượng công việc đáng kể. 

Với các tính năng nổi trội cùng cách thức hoạt động đơn giản, dễ dàng của Facebook Messenger thì không có lý do gì doanh nghiệp của bạn lại từ chối tích hợp nền tảng Facebook chat vào website của mình. 

2. Những ưu nhược điểm khi tích hợp Facebook chat vào website mà bạn cần biết. 

Việc tích hợp Facebook chat vào website có rất nhiều ưu điểm nổi trội cũng như tồn tại những nhược điểm mà doanh nghiệp của bạn cần biết. Từ đó xây dựng website của mình ổn định và phát triển hơn. 

2.1 Các ưu điểm khi tích hợp facebook chat vào website

Tích hợp Facebook sẽ mang lại các ưu điểm bất ngờ dành cho doanh nghiệp của bạn, như: 

  • Tích hợp hoàn toàn miễn phí: Các doanh nghiệp, cá nhân sẽ chẳng mất một khoản chi phí nào cho việc liên kết Facebook chat vào website của mình. Do vậy hãy tận dụng ứng dụng này một cách miễn phí.  
  • Giao diện thân thiện với người dùng: Facebook luôn sở hữu một thiết kế giao diện đẹp, gọn nhẹ. Đặc biệt chúng còn được hỗ trợ Tiếng Việt:. Do vậy, dù bạn chỉ mới bắt đầu tích hợp, vẫn có thể dễ dàng sử dụng chúng. 
  • Tăng lượt like và thu hút tương tác cho Fanpage: Một trong những ưu điểm của việc tích hợp Facebook chat vào Website chính là chúng có khả năng khiến lượt Like của trang web tăng lên đáng kể. Đặc biệt, thu hút đến các vị khách hàng tiềm năng. Giúp bạn tăng doanh thu bán hàng tốt hơn. 
  • Trình quản lý người dùng đơn giản: Cũng như cách chúng ta sử dụng messenger, việc tích hợp Facebook chat sẽ giúp các Admin quản lý người dùng dễ dàng và không bị bỏ sót. Đặc biệt, ứng dụng còn cho phép kiểm soát lại và thiết lập được danh sách khách hàng tiềm năng một cách đơn giản.
  • Chat Facebook giúp bạn quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm: Với Facebook chat, người dùng có thể đọc tin nhắn và biết về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân nhanh hơn. Từ đó việc bán hàng diễn ra hiệu quả hơn. 

2.2 Một số nhược điểm của việc tích hợp Chat Facebook vào wesbite

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì việc tích hợp Facebook chat vào Website vẫn còn tồn tại một số nhược điểm: 

  • Một số website bị ảnh hưởng nếu đường truyền quốc tế gặp sự cố. Đặc biệt tốc độ load trang chậm hơn so với bình thường. 
  • Với Facebook chat, Admin sẽ chỉ chat được với người dùng khi đăng nhập Facebook trên trình duyệt đó.
  • Facebook cũng gặp một số lỗi tại ứng dụng Messenger, và quá trình sửa chữa mất khoảng 24h, do đó, việc người dùng không thể liên hệ với website bằng ứng dụng chat bị gián đoạn. 

Tuy Facebook chat vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng nó không ảnh hưởng quá nhiều đến việc phát triển website ở một nền tảng phổ biến như thế. Do đó, bạn hoàn toàn tin tưởng vào việc tích hợp tính năng vào trang web của mình, giúp mở rộng thị trường và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp của mình hơn. 

3. Hướng dẫn tích hợp Facebook chat vào website (không cần plugin)

Ở phần này, Newnet sẽ hướng dẫn bạn cách tích hợp Facebook chat vào website không cần plugin an toàn và đơn giản. Bạn có thể dễ dàng thực hiện với các bước quan trọng như sau: 

Bước 1: Tạo Facebook fanpage cho website

(Nếu doanh nghiệp của bạn đã có fanpage trên nền tảng Facebook, bạn có thể bỏ qua bước này.)

Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có fanpage, hãy truy cập vào đường link này để tạo Facebook fanpage cho doanh nghiệp của mình.

Khi tạo fanpage, hộp thông báo sẽ gợi ý cho bạn 2 lựa chọn:

  • Doanh nghiệp hoặc Thương hiệu
  • Cộng đồng hoặc Người của công chúng

Tùy vào loại hình website của doanh nghiệp, cá nhân mà bạn lựa chọn cho phù hợp với fanpage. 

Bước 2: Hướng dẫn cài đặt nền tảng Messenger

Để cài đặt nền tảng, bạn truy cập vào Thiết lập » chọn Nền tảng Messenger để tiến hành thực hiện các thao tác tiếp theo. 

Bước 3: Khai báo tên miền với Facebook

Khai báo toàn bộ tên miền mà bạn sẽ cài đặt Facebook Messenger. Và đây là điều bắt buộc, nếu không nếu không plugin chat sẽ không hiển trị trên website.

Đặc biệt, website của bạn có sử dụng SSL thì hãy thêm HTTPS ở trong đường dẫn! 

Bước 4: Tiến hành cài đặt

Tiếp theo bước cài đặt, chính là thiết lập ngôn ngữ, lời chào, màu sắc cho hộp chat của bạn theo sở thích hoặc cùng với màu sắc website. 

B4.1: Cài đặt ngôn ngữ và lời chào

Không nhất thiết bạn phải sử dụng ngôn ngữ mặc định là Tiếng Việt, bạn có thể thay đổi tùy chọn ngôn ngữ trong bảng thiết lập đoạn chat với khách hàng. 

Sau khi thiết lập ngôn ngữ, bạn cũng có thể lựa chọn tin nhắn chào mừng khách hàng khi bắt đầu đoạn chat theo sở thích riêng. 

B4.2: Cài đặt thời gian phản hồi và màu sắc

Đây là một tính năng độc đáo cho phép bạn hiển thị thời gian phản hồi trên Messenger chat.

Bạn có thể chọn “Tự động đặt thời gian trả lời” hoặc các tùy chọn khác sao cho phù hợp với mục đích, nhu cầu của website. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi màu sắc mặc định của Facebook để phù hợp với website mà bạn muốn tích hợp.

B4.3: Thêm tên miền và lấy đoạn mã từ Facebook

Bạn sẽ cần thêm tên miền mà bạn sẽ sử dụng Messenger chat trên đó. 

Nếu bạn đã khai báo ở bước 3, hãy kiểm tra lại thông tin để đảm bảo không có sai sót nào xảy ra.

Cuối cùng, Facebook sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã để bạn thêm vào trong thẻ <body> của mỗi trang mà bạn muốn plugin hiển thị.

Trên đây Newnet vừa hướng dẫn bạn cách tích hợp Facebook chat vào website (không cần plugin) đơn giản và hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có thể phát triển website của mình qua tích hợp với nền tảng Facebook. Chúc các bạn thành công! 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Chăm sóc website Chăm sóc website chuyên nghiệp và toàn diện: bí kíp để đưa website lên top

Chăm sóc website chuyên nghiệp và toàn diện: bí kíp để đưa website lên top

Sở hữu một website là chưa đủ! Bạn cần gia tăng giá trị của website thì việc sở hữu website mới có ý nghĩa. Hãy gia tăng đơn hàng và xây dựng thương hiệu nhờ vào việc sở hữu một website!

Chi tiết