Front-end là tất cả những gì mà người dùng có thể nhìn thấy hay tương tác khi truy cập vào một website. Front-end đang giữ vai trò quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về Front-end và nghề lập trình Front-end, Newnet chia sẻ với bạn tổng quan về nghề này nhé!

1. Chân dung nhà lập trình Front-end.

Front-end, theo nghĩa đen của tiếng Anh có nghĩa là “mặt trước”, trong lập trình, chúng ta có thể hiểu front-end là tất cả những gì mang lại cho người dùng trải nghiệm nghe - nhìn - tương tác khi truy cập vào website: giao diện, đồ họa, hình ảnh, âm nhạc, video, vị trí logo, vị trí giỏ hàng, phông chữ thế nào, kích cỡ ảnh ra sao,... 

Front-end còn được gọi là “Client-side”.

chân dung nhà lập trình front-end

Như vậy, Front-end Developer (hay còn được gọi là Lập trình viên Front-end) có nhiệm vụ thiết kế và xây dựng giao diện trang web, ứng dụng để tương tác với người dùng bằng các ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript,... hoặc thậm chí cần phải biết đến các công cụ thiết kế đồ họa như Photoshop, illustrator,...

Front-end Developer có nhiệm vụ là mang lại trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng và giúp cho người dùng có thể thực hiện dễ dàng mọi thao tác khi truy cập website, ứng dụng. Nhờ có nhà lập trình Front-end, giao diện của các trang web trở nên trực quan và dễ sử dụng hơn. Họ là người quyết định trang web đẹp hay xấu, tinh tế hay rối rắm.

Nếu trang web có một giao diện trực quan, bắt mắt sẽ thu hút được nhiều người dùng truy cập, để rồi từ đó nội dung của trang web mới có thể tiếp cận được khách hàng nhằm mục đích thu về tỷ lệ chuyển đổi. 

Vậy nên đối với một Front-end Developer, yêu cầu được đặt ra là kinh nghiệm và trải nghiệm phong phú, sử dụng nhiều loại web khác nhau để có thể đáp ứng được sự nhu cầu của khách hàng khi truy cập vào một trang web cụ thể. Đây là một nghề có thể nói là khá thử thách và yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

2. Những kỹ năng cần thiết của lập trình viên Front-end

kĩ năng của nhà lập trình front-end

Để trở thành một Front-end Developer chuyên nghiệp, bạn phải nắm được những kĩ năng sau:

HTML/ CSS

HTML là ngôn ngữ đánh dấu tiêu chuẩn được sử dụng để thiết kế giao diện trang web. Đây là thành phần quan trọng nhất trong việc cấu trúc 1 website. CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ được sử dụng để trình bày tài liệu bạn tạo bằng HTML.

HTML được sử dụng để tạo nền tảng cho trang của bạn. Trong khi đó, CSS được sử dụng để tạo bố cục của trang, màu sắc, phông chữ và theme. 

Đây là hai ngôn ngữ đầu tiên bạn nên học khi muốn trở thành một Front End Developer. Nếu không thông thạo hai ngôn ngữ này bạn sẽ không thể nào thiết kế được trang web.

JavaScript

JavaScript (JS) là một công cụ quan trọng khác mà một nhà lập trình Front-end cần nắm được. JavaScript cho phép bạn có thể tạo ra rất nhiều tính năng tương tác cho trang web như: âm thanh, video, trò chơi, khả năng cuộn, animation,...

JS giúp cho người dùng sử dụng website thoải mái hơn.

jQuery

JavaScript bao gồm nhiều thư viện, trong đó có jQuery. jQuery tập hợp các plug-in (tiện ích mở rộng), có tác dụng tạo ra các tương tác, hiệu ứng trên website và giúp nhà lập trình sử dụng JS dễ dàng hơn. jQuery nhận các tác vụ phổ biến yêu cầu nhiều dòng mã JS và nén chúng thành một định dạng có thể được thực thi bằng một dòng duy nhất.

Kiểm thử/ Fix lỗi

Kiểm thử là một phần quan trọng của bất kỳ dự án nào để giúp cho website của bạn không bị lỗi ảnh hưởng đến người dùng. Do đó, một Front-end Developer có nhiệm vụ chạy thử website và kiểm tra xem có lỗi gì ở phần coding hay không.

fix lỗi yêu cầu của front-end

Frameworks CSS/ JavaScript

Nhà lập trình Front-end được yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo các Framework như AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS, Bootstrap. Các Frameworks này giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình lập trình, tối ưu hóa và dễ dàng tạo ra các tương tác thân thiện với người dùng, giúp hỗ trợ thiết kế website nhanh và chuẩn hơn.

Các framework CSS và Javascript là tập hợp các tệp CSS hoặc JS thực hiện các tác vụ khác nhau bằng cách cung cấp chức năng chung. Thay vì bắt đầu với một tài liệu văn bản trống, bạn bắt đầu với một tệp mã có rất nhiều JavaScript hiện có trong đó.

Mỗi framework có điểm mạnh và điểm yếu riêng của chúng, điều quan trọng là chọn framework tốt nhất cho mỗi loại trang web bạn xây dựng.

Ví dụ, một số khung công tác JS rất tốt để xây dựng các giao diện người dùng phức tạp, trong khi các khung khác vượt trội trong việc hiển thị tất cả nội dung trên trang web của bạn.

Nhờ sự hỗ trợ của các framework, lập trình viên Front-end có thể đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên các nền tảng khác nhau. Các công ty công nghệ đã cho ra đời rất nhiều framework hỗ trợ phát triển Front-end như:

  • Google: Material, AngularJS…
  • Facebook: React native, React,…
  • Twitter: Bootstrap, hogan.js…

Thiết kế tương thích/ Responsive Design

Ngày nay, số lượng thiết bị di động truy cập vào website đã nhiều hơn so với máy tính. Trừ khi để làm việc, hầu như mọi người đều truy cập mạng bằng điện thoại hoặc máy tính bảng. Yêu cầu được đặt ra của nhà thiết kế website là có thể viết được 1 trang web có thể tương thích các thiết bị khác nhau, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng

Kinh nghiệm với CSS Preprocessors

Preprocessors là yếu tố giúp tăng tốc độ code CSS. Một CSS Preprocessors bổ sung thêm functionality cho CSS để CSS scalable được và dễ làm việc hơn. Nó xử lý code trước khi bạn publish lên website, và biến nó thành 1 CSS thân thiện với cross-browser và có format tốt. Theo job listings thực tế thì SASS và LESS là hai preprocessors có nhu cầu cao nhất.

Các kĩ năng giải quyết vấn đề

Làm một nhà lập trình Front-end chuyên nghiệp, ngoài việc gia tăng chuyên môn, bạn phải có được 1 số kĩ năng mềm khác. Bạn phải biết cách fix bug, cách giúp cho giao diện website càng trở nên dễ sử dụng hơn, biết cách nhận diện hoạt động của front-end code với back-end code và phối hợp công việc nhịp nhàng,… cùng 1 tinh thần trách nhiệm.

kĩ năng giải quyết vấn đề

3. Những hướng phát triển của Front-end Developer:

Để trở thành 1 Lập trình viên Front-end chuyên nghiệp bạn phải tự mình trang bị rất nhiều kĩ năng.  Một nhà lập trình front-end có thể được yêu cầu phải biết cách test trang web xem có chạy mượt không, hay là yêu cầu thành thạo HTML, CSS và JavaScript để hỗ trợ cho Back-end. Khối lượng công việc của một Front-end Developer sẽ cực kì nặng nề nhưng bạn có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau:

UI Designer / Nhà thiết kế giao diện người dùng

Nhà thiết kế giao diện người dùng (UI) về cơ bản là một nhà thiết kế trực quan và thường tập trung vào thiết kế chứ không tham gia lập trình quá nhiều. Tuy nhiên, họ có thể biết về HTML và CSS để họ có thể truyền đạt ý tưởng của mình hiệu quả hơn cho các nhà lập trình front-end.

UX Designer / Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng

Các nhà thiết kế Trải nghiệm người dùng (UX) làm việc ở mặt trước của website, nghiên cứu cách mọi người sử dụng các trang web. Sau đó, họ thực hiện thay đổi thông qua rất nhiều thử nghiệm.

Lập trình viên Front-End có thể tạo một trang web mà không cần bất kỳ sự phát triển back-end nào. Trang web họ tạo ra không cần back-end là trang tĩnh. Loại website này thường sẽ không yêu cầu bất kỳ thông tin nào được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Các trang hầu như sẽ luôn giữ nguyên, trừ khi được thiết kế lại.

Nhánh “cắt layout” (UI/UX developer)

Đây là những con người chịu trách nhiệm hiện thực hóa trang web từ những mã code từ thiết kế cho tới phát triển trang web hoàn chỉnh. Để ở vị trí này, bạn phải nắm được HTML và CSS ở mức thông thạo. Tùy theo yêu cầu của dự án mà UI/UX developer còn phải đảm bảo trang web hiển thị tốt trên các loại thiết bị và các kích thước màn hình khác nhau. Ví dụ như các nút bấm trên màn hình điện thoại phải đủ lớn để chạm ngón tay nhưng không được quá lớn để choán hết màn hình.

Ngày nay, khách hàng đang sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn, cho nên yêu cầu thiết kế trang web/ ứng dụng tương thích các thiết bị di động (responsive design) đang đóng vai trò quan trọng hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. 

Lập trình JavaScript (JS developer)

Đây là những người làm công việc nhận mã nguồn HTML và CSS từ UI/UX developer rồi lập trình hành vi cho trang web bằng JavaScript. Nhánh nghề này lại được chia thành nhiều “môn phái” dựa theo framework, chẳng hạn như “Angular developer”, “React developer”, “Vue developer”,… JS developer cũng phải đảm bảo mã nguồn của mình chạy tốt trên các loại thiết bị khác nhau do dự án yêu cầu, từ thiết bị mạnh như máy tính cho đến thiết bị có tài nguyên hữu hạn như smart TV.

Tuy nhiên, việc phân chia chuyên môn như trên chỉ có ở những công ty lớn, thông thường lập trình viên Front-end phải “ôm show” trọn gói HTML, CSS, JavaScript và cả framework. Đồng thời họ còn phải nắm được mối liên kết giữa Front-end và Back-end để truy vấn dữ liệu và thực hiện một số tối ưu hóa.

hướng phát triển của front-end developer

4. Có nên chọn nghề Front-end Developer

Trách nhiệm đối với front-end developer:

  • Ưu tiên trải nghiệm người dùng.
  • Bảo trì và nâng cấp cho các trang web hay ứng dụng ở phía client side - làm cho trang web ngày càng trở nên mượt mà và dễ sử dụng hơn.
  • Thực hiện thiết kế tương thích trên mọi thiết bị.
  • Phối hợp các bộ phận trong coding để duy trì công việc được tốt nhất.
  • Nhìn vào các giá trị thực tiễn về SEO.
  • Phát hiện và sửa lỗi nhanh chóng.

Mặc dù đây là 1 nghề phải "cày cuốc" khá nhiều nhưng lại là một nghề phát triển rất mạnh trong tương lai, khi mà số người truy cập bằng di động còn gia tăng nhiều hơn, yêu cầu về thiết kế giao diện đẹp mắt, phù hợp với các thiết bị trở thành yêu cầu cần có trong quá trình tuyển dụng. Người dùng đều mong muốn sử dụng website tương thích trên di động với 1 giao diện tinh tế, thu hút nhưng dễ sử dụng. Nếu thật sự có một khiếu thẩm mỹ tốt, tinh thần chịu trách nhiệm và một chút "cuồng công việc", Front-end Developer chắc chắn là một nghề xứng đáng để bạn theo đuổi!



CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@newnet.vn

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Kiến thức & Kinh nghiệm Hướng dẫn cách viết báo cáo vi phạm bản quyền gửi lên Google

Hướng dẫn cách viết báo cáo vi phạm bản quyền gửi lên Google

DMCA là giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ website của bạn tránh khỏi tình trạng vi phạm bản quyền. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng bị các website khác đánh cắp thông tin, nội dung hay hình ảnh trên website của bạn. Bài viết này Newnet sẽ hướng dẫn bạn cách viết báo cáo vi phạm bản quyền gửi lên Google đơn giản và nhanh chóng nhất!

Chi tiết