1. Có mục tiêu, chiến lược cụ thể
Khi doanh nghiệp chưa xác định cụ thể mục tiêu, sứ mệnh mà mình muốn đạt tới và từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh, hãy khoan tìm cách làm mới thương hiệu.
Doanh nghiệp không nên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới vào thời điểm này bởi vì rất có thể, định hướng và thông điệp của doanh nghiệp sẽ mâu thuẫn với nhau. Điều này ảnh hưởng đến thực tế phát triển của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.
2. Không chạy theo xu hướng
Một thương hiệu có tính cạnh tranh là một thương hiệu luôn làm mới bản thân. Nhưng không vì thế mà bạn phải chạy theo xu hướng để rồi đánh mất sự độc đáo và khác biệt của doanh nghiệp mình. Một doanh nghiệp có nhận diện thương hiệu tốt là doanh nghiệp có một nét đặc trưng riêng, khiến khách hàng có thể liên tưởng đến thương hiệu khi nhắc đến 1 đặc điểm nào đó từ logo, màu sắc, đặc trưng,...
Thay vì chạy theo xu hướng, tại sao bạn không trở nên khác biệt để thành xu hướng? Bởi vì nếu cứ “bắt trend” mãi thì bạn sẽ đã chấp mình thành 1 phần của đám đông, không có gì nổi trội và đặc sắc, thương hiệu của bạn sẽ trở nên nhạt nhòa trước vô vàn đối thủ cạnh tranh.
Hãy nhớ rằng khách hàng tìm đến bạn là do họ có ấn tượng với bạn chứ không phải là vì bạn có một “bộ sưu tập” logo sặc sỡ nhưng cái nào cũng không cuốn hút, không có ai nhớ đến.
Cho dù sử dụng bộ nhận diện thương hiệu cũ hay xây dựng một bộ nhận diện mới, doanh nghiệp hãy tập trung làm nổi bật những đặc điểm ấn tượng nhất, những điểm cốt lõi cũng như những dấu ấn riêng biệt của mình. Đây là những yếu tố làm bạn trở nên khác biệt giữa vô số đối thủ, để khi nhắc đến một đặc điểm nào đấy, khách hàng sẽ nhớ về thương hiệu bạn ngay lập tức.
3. Đúng thời điểm
Khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển, bạn đã đạt được một vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng và nắm được lòng trung thành của họ. Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu vào thời điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi vì bạn sẽ làm mất đi chất đặc trưng của riêng doanh nghiệp.
Do vậy, nếu bạn muốn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới, hãy lựa chọn đúng thời điểm. Còn không, hãy cố gắng giữ vững được những gì đã làm nên danh tiếng của bạn.
Ví dụ như, sự thay đổi nhận diện thương hiệu của Biti's cùng với Biti's Hunter và người đại diện Sơn Tùng M-TP đã giúp Biti's chuyển mình và lấy lại vị trí thương hiệu Việt trong lòng của người dân.
4. Thấu hiểu khách hàng
Khi doanh nghiệp chưa nghiên cứu đầy đủ sở thích, tâm lý khách hàng thì hãy ngừng quảng bá thương hiệu cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mới. Điều này sẽ chỉ khiến khách hàng quay lưng lại với những sản phẩm vốn có và dĩ nhiên, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu của doanh nghiệp.
Trước khi xây dựng hoặc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu mới, doanh nghiệp cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về nhân khẩu, thị trường mục tiêu, thị hiếu tiêu dùng, hành vi mua hàng,… để có thể làm nền tảng xây dựng thương hiệu.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp của bạn định mở rộng kinh doanh sang các khu vực khác thì cần tìm hiểu kĩ về văn hóa của khu vực, đất nước đó. Như vậy sẽ giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với văn hóa thị trường mục tiêu để thị trường tiếp nhận bạn một cách nhanh chóng hơn.
Ví dụ tiêu biểu như KFC khi tiến công vào thị trường Trung Quốc đã có món cháo bánh quẩy, còn ở Việt Nam thì có những set cơm tiêu biểu. Việc tiêu biểu hóa từng thị trường riêng biệt đã giúp KFC dễ dàng thâm nhập những thị trường mới và trở thành một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh đình đám.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP.
Với đội ngũ trẻ trung và nhiệt huyết cùng với bề dày chuyên môn, chúng tôi cung cấp gói giải pháp toàn diện từ thiết kế website, hỗ trợ SEO, hỗ trợ content,... cho doanh nghiệp.
=> Liên hệ ngay để được nhận ưu đãi!
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET
Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Hotline: 0789 99 4747
Website: https://newnet.vn